[giaban]3,000,000 đ[/giaban][giacu]5,000,000 đ[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 kg hạt giống3,000,000 đ
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]


NỘI DUNGCHI TIẾT
Tên khoa học:Astragalus propinquus
Họ:Đậu
Tên gọi khác:Đái thảm, Đái thâm, Thục chi, Bách bản, Ngải thảo, Kỵ thảo, Độc thầm...
Tên vị thuốc:Hoàng kỳ

+ Tên La tinh: Hòang kỳ Astragalus membranaeus (Fisch.)Bge.②Nội Mông Hòang kỳ Astragalus mongholicus Bge ③Kim dực Hòang kỳ Astra-galus chrysopterusBge.④Hòang kỳ nhiều hoa Astragalus floridus Benth
+ Nguồn gốc: Là rễ khô của Hòang kỳ hoặc Nội Mông Hòang kỳ, thực vật họ Đậu( Legume).

Phân bố

Chủ yếu sản xuất ở các vùng Nội Mông Cổ, Sơn Tây, Hắc Long Giang v.v…của Trung Quốc.
Thu hoạch

Mùa thu đào, bỏ sạch đất, cắt bỏ đầu rễ và rễ nhánh, sau khi phơi khô phân riêng ra đóng thành bó hoặc phơi khô 6, 7 phần, buộc thành bó nhỏ, rồi phơi khô nữa.

Bào chế

– Hòang kì: Nhặt sạch tạp chất, bỏ đi đầu rễ hỏng và thứ rỗng ruột khá to, dùng nước ngâm, vớt ra, sau khi ngấm ướt kịp thời cắt phiến, phơi khô.
– Hòang kì chích mật: Lấy Hòang kì phiến, thêm mật ong luyện chín và chút ít nước sôi, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua, để trong nồi dùng lửa nhỏ sao đến khi trở nên màu vàng, không dính tay là độ, lấy ra để nguội. (Cứ mỗi 100 cân Hòang kì phiến, dùng mật ong luyện chín 25 ~ 30 cân).
– Cương mục: Hòang kì, người thời nay đập giẹt, dùng nước mật bôi chích vài lần, lấy chín làm độ.
Tính vị
– Trung dược học: Ngọt, hơi ấm.
– Bản kinh: Vị ngọt, hơi ấm.
– Y học khải nguyên: Khí ấm, vị ngọt, bình.


Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Phế.
– Thang dịch bản thảo: Vào kinh Thủ thiếu dương, Túc thái âm, Túc thiếu âm mệnh môn.
– Bản thảo mông thuyên: Vào Thủ thiếu dương, Thủ túc thái âm.
– Bản thảo kinh sơ: Kinh Thủ dương minh, Thái âm.
– Bản cách tân biên: Vào kinh Thủ thái âm, Túc thái âm, Thủ thiếu âm.

Công dụng và chủ trị

– Dùng sống: Ích vệ cố biểu, lợi thủy tiêu sưng, thác độc, sinh cơ.
Trị tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, huyết tý, phù thũng, ung nhọt không vỡ hoặc lóet lâu ngày không thu liễm.
– Dùng chích: Bổ trung ích khí.
Trị nội thương nhọc mệt, Tỳ hư tiêu chảy, thóat giang, khí hư huyết thóat, băng đới cùng với các chứng khí suy huyết hư.
– Bản kinh: Chủ ung nhọt, bại sang lâu ngày, bày trừ mủ ngừng đau, bệnh chốc đầu đại phong, năm thứ trĩ, thử lậu. Bổ hư, trăm bệnh trẻ con.
– Biệt lục: Chủ phong tà khí ở tử tạng của đàn bà, trục ác huyết ở ngũ tạng. Bổ hư tổn ở đàn ông, ngũ lao gấy ốm. Ngừng khát, đau bụng, tiết lỵ, ích khí, lợi âm khí.
– Nhật hoa tử bản thảo: Hòang kì trợ khí tráng gân xương, trường nhục bổ huyết, phá trưng ghẻ lở, trị tràng nhạc, anh chuế (bướu cổ), trường phong, huyết băng, đới hạ, xích bạch lỵ, tất cả các bệnh sản tiền hậu, tháng không đều, tiêu khát, ho đàm; và trị đầu phong, nhiệt độc, mắt đỏ v.v…
– Vương Hảo Cổ; Chủ sốt rét Thái âm.
– Bản thảo bị yếu: Dùng sống cố biểu, không mồ hôi có thể phát, có mồ hôi có thể cầm, ấm phần thịt, thực tấu lý, tả âm hỏa, giải cơ nhiệt; Dùng chích bổ trung, ích nguyên khí, ấm tam tiêu, tráng Tỳ Vị. Sanh huyết, sanh cơ, bài nùng nội thác, thánh dược ung nhọt. Chứng đậu không xuất, dương hư không nhiệt nên dùng vậy.



– Dùng thuốc phân biệt 


Ba vị Nhân sâm, Đảng sâm, Hòang kì đều có công hiệu bổ khí và bổ khí sanh tân, bổ khí sanh huyết,thường dùng tương tu, có thể hỗ trợ nhau tăng cường hiệu quả điều trị. Nhưng tác dụng của Nhân sâm khá mạnh, được khen là yếu dược số 1 bổ khí, và có công ích khí cứu thóat, an thần tăng chí, bổ khí trợ dương. Lực bổ khí của Đảng sâm khá bình hòa, chuyên về bổ ích khí của Tỳ Phế, kiêm năng bổ huyết. Lực bổ ích nguyên của Hùynh kì không bằng Nhân sâm, nhưng giỏi về bổ khí thăng dương, ích vệ cố biểu, thác sang sinh cơ, lợi thủy thối thũng, nhất là chứng Tỳ hư khí hãm, biểu hư tự ra mồ hôi v.v…




Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
[/chitiet]
[hot] Nên trồng [/hot][/video]
[/video] [danhgia][/danhgia]

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

NHẬN XÉT