Hiển thị các bài đăng có nhãn duoc-lieu-nen-trong. Hiển thị tất cả bài đăng
[giaban]12,000 đ[/giaban][giacu]15,000 đ[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 cây giống12,000 đ
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]

Nội dungCHI tiết
Tên khoa học: Stephania rotunda Lour
Họ:Menispermaceae (họ Tiết dê)
Tên gọi khác:củ mối trôn, củ một, củ mối trôn, tử nhiên, ngải tượng
Tên vị thuốc:Bình vôi

Cây bình vôi (tên khoa học: Stephania glabra) là một loài thực vật thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Dưới đây là một số thông tin cơ bản về cây bình vôi:


1. Đặc điểm thực vật
Hình dáng: Cây bình vôi là một loại cây thân thảo leo, có thân mảnh, dài và thường leo bám vào các cây khác hoặc giàn leo. Phần rễ phình to thành củ, có hình dạng tương tự như cái bình, do đó có tên là "bình vôi."
Lá: Lá cây bình vôi có hình tim, mọc so le, với cuống lá dài. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn.

Hoa: Hoa của cây bình vôi thường mọc thành cụm, nhỏ, có màu trắng hoặc xanh nhạt.
Quả: Quả của cây bình vôi là quả mọng, nhỏ, khi chín có màu đỏ tươi hoặc vàng.
2. Phân bố
Cây bình vôi thường phân bố ở các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, và một số vùng của Ấn Độ.
3. Công dụng
Y học cổ truyền: Củ bình vôi từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như mất ngủ, đau nhức xương khớp, hạ huyết áp và làm dịu thần kinh. Hoạt chất Rotundin trong củ bình vôi có tác dụng an thần, giảm đau, và chống co thắt.
Thuốc ngủ: Ở Việt Nam, củ bình vôi là thành phần chính của nhiều loại thuốc đông y có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ.
4. Lưu ý
Cây bình vôi có một số hoạt chất mạnh, nên việc sử dụng cần được chỉ định bởi người có chuyên môn. Dùng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Cây bình vôi là một dược liệu quý trong y học cổ truyền, nhưng cũng cần cẩn trọng khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
[/chitiet]
[hot] Nên trồng [/hot][/video]
[/video] [danhgia][/danhgia]
[giaban]5,000 đ[/giaban][giacu]8,000 đ[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 cây giống5,000 đ
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]

Nội dungCHI tiết
Tên khoa học:Millettia speciosa Champ
Họ:Đậu Fabaceae 
Tên gọi khác:Sâm nam , Sâm nam núi Dành, Tài lệch, Ngưu đại lực,
Tên vị thuốc:Cát sâm



Mô tả: Lá nguyên, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài 4-7cm, rộng 2-4cm, cả hai mặt lá đều có lông mịn. Hoa mọc từng đôi một ở các nách lá gần ngọn. Khi mới nở, cánh hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng nhạt, mùi thơm nhẹ 5 cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 môi, 5 nhị thò ra ngoài cánh hoa. Bầu dưới. Quả hình trứng, dài chừng 5mm, màu đen.


Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8.
Bộ phận dùng: Hoa và thân dây - Flos et Caulis Lonicerae Japonicae; thường gọi là Kim ngân hoa - Nhẫn đông
Nơi sống và thu hái: Loài của miền Đông Á ôn đới (Nhật bản, Triều tiên, Trung quốc), có mọc hoang ở vùng đông bắc của nước ta (Cao bằng, Lạng sơn, Quảng Ninh) và thường được trồng ở miền đồng bằng trung du và miền núi từ Bắc vào Nam. Người ta dùng những hom thân cành trồng vào tháng 9-10 hoặc tháng 2-3. Sau một năm, cây đã ra hoa. Khi hoa sắp chớm nở thì thu hái; nên hái vào khoảng 9-10 giờ sáng (lúc này sương đã ráo), nhặt bỏ tạp chất, đem tãi mỏng phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ đến khô. Dây lá có thể thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm.

Thành phần hoá học: Cây chứa tanin và một saponin. Hoa chứa một flavonoit là scolymosid lonicerin) và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin), ở Ấn độ, người ta cho biết có luteolin và i-inositol. Quả mọng giàu carotenoid mà phần lớn là cryploxanthin. Lá chứa một glucosid gọi là loganin và khoảng 8% tanin.

Tính vị tác dụng: Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ. Nước sắc Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn, tác dụng trêu chuyển hoá chất béo, thêm đường huyết và chống choáng phản vệ, không có độc tính.

Công dụng: Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Ngày dùng 6-15g hoa dạng thuốc sắc hoặc hãm uống. Nếu dùng dây thì lấy lượng nhiều hơn 9-13g. Cũng có thể ngâm rượu hoặc làm thuốc hoàn tán. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.

Đơn thuốc:

1. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.

2. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.

4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.



Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
[/chitiet]
[hot] Nên trồng [/hot][/video]
[/video] [danhgia][/danhgia]
[giaban]3,000 đ[/giaban][giacu]5,000 đ[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 cây giống3,000 đ
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]
Nội dungCHI tiết
Tên khoa học:Ophiopogon japonicus
Họ:Ruscaceae
Tên gọi khác:mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan, lan tiên
Tên vị thuốc:Mạch môn

Mạch môn là một loại cỏ sống lâu năm , thân rễ ngắn , lá hình dải hẹp , mọc túm ở gốc , bẹ lá ôm thân dài 15-40 cm , rộng 0,3 – 0,5 cm – Rễ chùm , củ phát triển ở đoạn giữa rễ , củ già màu hồng , củ non màu trắng . Hoa có tràng màu xanh nhạt . Quả mọng màu tím đen , đường kính 0,5 – 0,6 cm có 1 đến 2 hạt. Mạch môn mọc hoang ở miền núi , được trồng làm cảnh , làm thuốc ở khắp nơi trong nước ta – Trung Quốc cũng trồng nhiều . Dược điển Việt Nam và Trung Quốc đều ghi là vị Mạch Môn



Hình ảnh cây mạch môn
Công dụng của củ mạch môn

Theo y học cổ truyền củ mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kình tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hoá đờm, chỉ ho, dùng điều trị hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt tân dịch khô. Sau đây là một số tác dụng chính:Tác dụng điều trị ho, viêm phế quản mãn tính, ho do thay đổi thời tiết
Tác dụng điều trị táo bón
Tác dụng điều trị huyết áp thấp
Tác dụng thanh nhiệt giải độc
Tác dụng điều trị tắc tia sữaMạch môn có rất nhiều công dụng
Cách sử dụng củ mạch môn làm thuốcCây mạch môn mới được giới hạn sử dụng trong phạm vi nhân dân. Nhưng là một vị thuốc rất thông dụng trong y học cổ truyền. Dùng làm thuốc ho, long đờm, thuốc bổ (bệnh phổi, gầy còm). Còn dùng điều trị thiếu sữa, lợi tiểu, điều trị sốt khát nước (Tuy mới được dùng trong phạm vi nhân dân xong chúng tôi nhận thấy hiệu quả điều trị ho của củ mạch môn rất tích cực, các bệnh nhân đã sử dụng cây thuốc này đã cho hiệu quả giảm ho tốt chỉ sau khoảng 1 tuần điều trị liên tục).
Liều dùng: Ngày dùng từ 6 đến 20g củ khô dưới dạng thuốc sắc.Cây mạch môn
Kỹ thuật trồng dược liệu mạch môn
Mạch môn có thể trồng quanh năm . Để tiện nguồn giống , nên trồng vào lúc thu hoạch củ . Sau khi thu hoạch củ , tách từng gốc riêng rẽ, cắt bớt rễ, lá để làm giống . Cây nọ cách cây kia là 20 cm . Mạch môn là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nhưng cũng chịu hạn , chịu bóng, có thể phát triển trên mọi loại đất, trừ nơi úng ngập .
– Trồng làm cảnh : Bao quanh bồn hoa , tạo hình tròn , vuông sao 5 cánh …hay bao quanh hàng rào dọc lối đi … kết hợp thu dược liệuCây mạch môn
– Trồng cây bảo vệ đất , chống sói mòn ; ở vùng trung du trồng theo đường đồng mức ( Kiểu luống khoai lang ) từ lưng chừng đồi xuống chân đồi , cách 3-4 mét lại trồng một vòng Mạch môn . Mạch môn phát triển rất nhanh , bảo vệ đất , chống sói mòn và giữ ẩm cho đất đồi rất tốt . Năng suất củ Mạch môn khá cao .
– Trồng sản xuất ; Trồng kiểu luống khoai lang thấp (Cao khoảng 20 cm) mỗi năm bón phân và vun gốc một lần (Vào tháng 9 dương lịch)





Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
[/chitiet]
[hot] Nên trồng [/hot][/video]
[/video] [danhgia][/danhgia]
[giaban]5,000 đ[/giaban][giacu]8,000 đ[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 cây giống5,000 đ
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]


Nội dungCHI tiết
Tên khoa học:Smilax glabra Roxb
Họ:Kim cang
Tên gọi khác:Thổ phục linh, Dây chắt, Dây khum, Cậm cù, Rau tập tàng, Khúc khắc
Tên vị thuốc:Thổ phục linh


Mô tả: Dây leo trườn dài 4-5m (tới 10m), có nhiều cành mảnh không gai. Rễ củ vặn vẹo. Lá mọc so le, hình trái xoan bầu dục dài 5-12cm, rộng 1-5cm, mang 2 tua cuốn do lá kèm biến đổi, thường tiêu giảm thành mũi nhọn ngắn, có khi kéo dài; cuống lá dài 1cm; gân chính 3, hình cung. Cụm hoa ở nách lá. Tán đơn độc có 20-30 hoa. Hoa màu lục nhạt, cuống hoa dài hơn cuống tán. Hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 góc, khi chín màu tím đen, chứa 3 hạt.

Cây ra hoa tháng 5-7, quả tháng 8-12.  

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Smilacis Glabrae, thường gọi là Thổ phục linh.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Ðài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở vùng đồi núi, thung lũng, rừng thưa, leo lên các lùm bụi, phổ biến từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An tới Kon Tum, Lâm Ðồng, Khánh Hoà, Bình Thuận. Người ta thu hái thân rễ tươi quanh năm, tốt nhất là vào mùa hạ; cắt bỏ rễ con và gai, phơi hoặc sấy khô; hay có thể rửa sạch, ủ mềm 3 ngày rồi thái mỏng, phơi hay sấy khô.






Thành phần hóa học: Lá và ngọn non chứa theo tỷ lệ g%: nước 83,3; protein 2,4; glucid 8,9; xơ 2,2; tro 1,2 và theo mg%: caroten 1,6; vitamin C 18. Trong thân rễ có nhiều tinh bột và có (-sitosterol, stigmasterol, smilax saponin, tigogenin.

Hình 2458. Thổ phục linh

Gốc cây với thân rễ; Ngọn cây mang hoa.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng khư phong giải độc, tiêu thũng, tán kết, lợi gân cốt, kiện tỳ vị.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa: 1. Tiêu hoá không bình thường, đau bụng ỉa chảy; 2. Viêm thận, viêm bàng quang; 3. Phong thấp, viêm khớp, đòn ngã tổn thương; 4. Tràng nhạc, mụn nhọt độc, lở ngứa, viêm mủ da, giang mai; 5. Giải độc thuỷ ngân và bạc. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc, cao nước hay hoàn tán. Không dùng nước trà để uống thuốc.

Ở Ấn Độ, nước sắc rễ tươi dùng trị đau bệnh hoa liễu và các vết loét.


Đơn thuốc:

1. Viêm mủ da: Thổ phục linh 30g, Kim ngân 15g, Cam thảo 15g sắc uống.

2. Phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt; Thổ phục linh 20g. Thiên niên kiện, Ðương quy đều 8g, Bạch chỉ 6g, Cốt toái bổ 10g, sắc uống.

3. Giang mai: Thổ phục linh 40g, Hà thủ ô 16g, vỏ Núc nác 16g, gai Bồ kết đốt tồn tính 8g, Ké đầu ngựa 12g sắc uống.

4. Phong thấp khớp: Hà thủ ô đỏ 8g, Sâm bố chính 8g, Thổ phục linh 8g, Ðỗ trọng 6g, Cỏ xước 6g, Tang ký sinh 8g, Vòi voi 8g, Cây lá lốt 6g, Mắc cỡ gai 6g, Dây đau xương 6g, sắc uống hoặc tán bột, luyện viên. (Kinh nghiệm của Lương y Ðỗ Văn Trạnh ở Long Xuyên).

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
[/chitiet]
[hot] Nên trồng [/hot][/video]
[/video] [danhgia][/danhgia]
[giaban]5,000 đ[/giaban][giacu]8,000 đ[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 cây giống5,000 đ
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]

Nội dungCHI tiết
Tên khoa học:Lonicera Japonica
Họ:Cơm cháy
Tên gọi khác:Nhẫn đông,
Tên vị thuốc:Kim ngân hoa


Mô tả: Lá nguyên, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài 4-7cm, rộng 2-4cm, cả hai mặt lá đều có lông mịn. Hoa mọc từng đôi một ở các nách lá gần ngọn. Khi mới nở, cánh hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng nhạt, mùi thơm nhẹ 5 cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 môi, 5 nhị thò ra ngoài cánh hoa. Bầu dưới. Quả hình trứng, dài chừng 5mm, màu đen.







Mùa hoa tháng 3-5, quả tháng 6-8.

Bộ phận dùng: Hoa và thân dây - Flos et Caulis Lonicerae Japonicae; thường gọi là Kim ngân hoa - Nhẫn đông

Nơi sống và thu hái: Loài của miền Đông Á ôn đới (Nhật bản, Triều tiên, Trung quốc), có mọc hoang ở vùng đông bắc của nước ta (Cao bằng, Lạng sơn, Quảng Ninh) và thường được trồng ở miền đồng bằng trung du và miền núi từ Bắc vào Nam. Người ta dùng những hom thân cành trồng vào tháng 9-10 hoặc tháng 2-3. Sau một năm, cây đã ra hoa. Khi hoa sắp chớm nở thì thu hái; nên hái vào khoảng 9-10 giờ sáng (lúc này sương đã ráo), nhặt bỏ tạp chất, đem tãi mỏng phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ đến khô. Dây lá có thể thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm.




Thành phần hoá học: Cây chứa tanin và một saponin. Hoa chứa một flavonoit là scolymosid lonicerin) và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin), ở Ấn độ, người ta cho biết có luteolin và i-inositol. Quả mọng giàu carotenoid mà phần lớn là cryploxanthin. Lá chứa một glucosid gọi là loganin và khoảng 8% tanin.

Tính vị tác dụng: Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ. Nước sắc Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn, tác dụng trêu chuyển hoá chất béo, thêm đường huyết và chống choáng phản vệ, không có độc tính.

Công dụng: Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Ngày dùng 6-15g hoa dạng thuốc sắc hoặc hãm uống. Nếu dùng dây thì lấy lượng nhiều hơn 9-13g. Cũng có thể ngâm rượu hoặc làm thuốc hoàn tán. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.

Đơn thuốc:

1. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.

2. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.





4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.




Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
[/chitiet]
[hot] Nên trồng [/hot][/video]
[/video] [danhgia][/danhgia]