Hiển thị các bài đăng có nhãn hat-giong-duoc-lieu. Hiển thị tất cả bài đăng
[giaban]Liên hệ[/giaban][giacu]Hết hàng[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 cây giốngHết hàng
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]

NỘI DUNGCHI TIẾT
Tên khoa học:Tetrapanax papyrifera (Hook) Koch (Aralia papyrifera Hook.)
Họ:Ngũ gia bì Araliaceae
Tên gọi khác:Cây thông thoát
Tên vị thuốc:Thông thảo

HẠT GIỐNG CÂY THÔNG THẢO


Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Còn có tên là Cây thông thoát.
Tên khoa học Tetrapanax papyrifera (Hook) Koch (Aralia papyrifera Hook.).
Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.
Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) là lõi phơi hay sấy khô của thân cây thông thảo.
Mô tả cây

Cây thông thảo
Thông thảo là một cây nhỏ thường cao 3m có khi có thể tới 6m. Thân cứng nhưng dòn. Giữa thân có lõi trắng xốp, cây càng già, lõi càng dặc và chắc hơn. Lá to chia thành nhiều thùy có khi cắt sâu, mép có răng cưa to, cuống lá dài 30cm, đường kính lcm có lõi mềm, phiến lá dài 30cm đến 90cm: Hoa màu trắng hình cầu, cụm hoa hình tán tụ thành chùm. Quả dẹt gần hình cầu.
Phân bố, thu hái và chế biến
Ta mới khai thác một số cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm vùng Cao Bằng, Lạng sơn, Tuyên Quang, Hà Giang.
Có thể trồng bằng hạt hay bằng cách chia gốc. Nếu trồng bằng hạt thì mùa thu hái qủa chín về phơi khô, sang xuân gieo hạt. Sau một tháng cây mọc. Một năm sau có thể đánh cây con để trồng. Có thể trồng bằng cách chia gốc: Vào mùa đông, cuốc cho tơi đất xung quanh gốc, năm tới cây sẽ cho nhiều cáy con, khi đã khá lớn đem đánh đi trồng chỗ khác.
Sau khi trồng 3 năm, có thể thu hoạch, cắt bỏ đầu và chia thành từng đoạn dài 50-60cm. Dùng que tròn kích thước vừa bằng lõi mà đẩy lõi ra phơi nắng cho khô. Nếu gặp mưa thì treo trong nhà, chỗ thoáng gió, không dùng than sấy vì bị biến chất. Có thể thu hoạch quanh năm.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, công dụng còn ở phạm vi nhân dân.
Công dụng và liều dùng
Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.
Nhân dân dùng làm thuốc thông tiểu tiện, giảm sốt, trấn tĩnh, dùng chữa bệnh sốt khát nước, tiểu tiện khó khãn, ho.
Còn dùng làm thuốc lợi sữa.
Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc lợi sữa
Thông thảo 10g, cám gạo nếp 10g, hạt bông (sao vàng) 15g, nước 600ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Chú thích
Người ta còn dùng và cũng gọi là thông thảo, gỗ phơi khô của cây dút, Aeschynomene aspera L.

Tại Việt Nam nhân dân còn khai thác vói tên thông thảo một số loài cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) như Trevesia palmata (đu đủ rừng) và một số cây khác cùng họ có thân rỗng xốp.

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
[/chitiet]
[hot] Nên trồng [/hot][/video]
[/video] [danhgia][/danhgia]





[/video] [danhgia][/danhgia]
[giaban]Liên hệ[/giaban][giacu]Hết hàng[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 cây giốngHết hàng
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]

NỘI DUNGCHI TIẾT
Tên khoa học:Rheum palmatum L
Họ:Rau dăm
Tên gọi khác:Xuyên đại hoàng, Hoàng lương, Phu như, Phá môn...
Tên vị thuốc:Đại hoàng

 Đại hoàng là một nhóm các loài cây thực vật thuộc giống Rheum, họ Polygonaceae.Người ta lại sử dụng cây đại hoàng làm thuốc, phần thân cây được nấu làm thức ăn.


Công dụng của cây đại hoàng
Theo Báo điện tử Sức khỏe cộng đồng, đại hoàng là cỗ máy dinh dưỡng cung cấp một số lượng lớn các lợi ích sức khỏe tuyệt vời với lượng calo và chất béo thấp.
Đại hoàng rất giàu vitamin C, vitamin B-complex, vitamin K, kali, canxi, mangan, và nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu khác mà cơ thể cần để hoạt động ở mức cao nhất. Đại hoàng cũng chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ như anthocyanin và lycopene, rất tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.
Tốt cho xương và răng của bạn
Do hàm lượng canxi cao, đại hoàng giúp giữ cho xương và răng chắc khỏe quanh năm. Ăn thường xuyên sẽ ngăn chặn việc mất răng và làm mềm xương. Thiếu canxi là một vấn đề phổ biến, vì vậy nó rất quan trọng để bạn kết hợp các loại thực phẩm giàu canxi vào kế hoạch ăn uống của bạn.
Tốt cho mắt của bạn
Màu đỏ của đại hoàng là nguồn tuyệt vời của vitamin A, loại vitamin rất quan trọng cho đôi mắt khỏe mạnh. Beta-carotene, lutein và zea-xanthin sẽ giúp giữ cho tầm nhìn của bạn sắc nét và làm giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi

Hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Đại hoàng là một trong những nguồn tốt nhất của vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc sản xuất collagen. Điều này có nghĩa, ăn đại hoàng có thể giúp bạn ngăn ngừa lão hóa sớm và trông trẻ trung hơn.
Tốt cho tim của bạn
Đại hoàng chứa rất ít calo và chất béo. Ngoài ra, nó có chứa chất chống oxy hóa như anthocyanin và lycopene, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hạ huyết áp
Kali được tìm thấy trong đại hoàng giúp giảm huyết áp. Bạn không có thể chữa bệnh cao huyết áp bằng cách ăn nhiều đại hoàng và bạn có thể không cảm thấy kết quả tuyệt vời cùng một lúc, nhưng các nghiên cứu cho thấy đại hoàng có tác động tích cực đối với huyết áp, khi ăn ở mức độ vừa phải.

Ngăn ngừa táo bón
Nhờ tính chất nhuận tràng tuyệt vời của nó, đại hoàng có thể giúp bạn ngăn chặn và đối phó với táo bón. Nó cải thiện sự thèm ăn, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh và giảm đau dạ dày.
Tiêu thụ đại hoàng cầm chừng cũng có thể giúp bạn điều trị ký sinh trùng đường ruột. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị táo bón, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Lưu ý khi dùng cây đại hoàng
Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, đại hoàng là một nhóm các loài cây thực vật thuộc giống Rheum, họ Polygonaceae. Chúng có phần thân gốc khá dày. Đại hoàng có những chiếc lá lớn có hình tam giác với cuống lá dài. Chúng có hoa nhỏ mọc theo cụm.
Lá đại hoàng rất độc nhưng người ta lại sử dụng cây đại hoàng làm thuốc, phần thân cây được nấu làm thức ăn. Lá đại hoàng có chứa các chất độc như axít oxalic, nephrotoxic và axít corrosive. Nấu lá đại hoàng với nước xô-đa có nguy cơ làm gia tăng sự độc hại bằng cách sản sinh ra chất oxalat hoà tan.

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
[/chitiet]
[hot] Mới [/hot][video]




[/video] [danhgia][/danhgia]
[giaban]Liên hệ[/giaban][giacu]Hết hàng[/giacu] [tomtat]
ĐƠN VỊGIÁ (VNĐ)
1 cây giốngHết hàng
Số lượng lớnVui lòng liên hệ
[/tomtat] [chitiet]


NỘI DUNGCHI TIẾT
Tên khoa học:Kochia scoparia (L.) Schrader
Họ:Chnopodiaceae
Tên gọi khác: Địa quỳ (Bản Kinh), Địa mạch, Tảo trửu (Biệt Lục)...
Tên vị thuốc:Địa phu tử

Cây thảo, sống một năm. Cao chứng 1m, thân mọc thẳng đứng, phân nhiều nhánh. Lá mọc cách, không có cuống, hình mũi mác hẹp, dài 3-5cm, rộng 4-7cm.
ĐỊA PHU TỬ
Kochia scoparia (L.) Schrader.


Xuất xứ: Bản Kinh.
Tên khác: Địa quỳ (Bản Kinh), Địa mạch, Tảo trửu (Biệt Lục), Độc trửu, Áp thiệt thảo (Đồ Kinh Bản Thảo), Lạc trửu (Nhật Hoa Bản Thảo), Vương tuệ (Nhĩ Nhã), Vương trửu (Quách Phát), Ích minh (Dược Tính Bản Thảo), Duyên y thảo (Đường Bản Thảo), Bạch địa thảo (Bản Thảo Cương Mục), Thiên tâm kỹ nữ (Thổ Túc Bản Thảo), Đường nhiếp, Thiên đầu thảo, Bạch địa khung, Tảo trửu thái, Thiên tâm tử, Kỷ nữ tử, Thiết tảo trửu tử, Lạc lược cầm thảo tử, Bạch địa thảo tử, Lạc trửu mỗi (Hoà Hán Dược Khảo), Địa phu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa họcKochia scoparia (L.) Schrader.
Họ khoa học: Chnopodiaceae.
Mô tả: Cây thảo, sống một năm. Cao chứng 1m, thân mọc thẳng đứng, phân nhiều nhánh. Lá mọc cách, không có cuống, hình mũi mác hẹp, dài 3-5cm, rộng 4-7cm. Hai bên thường có lông dài thưa, đỉnh nhọn dần. hoa lưỡng tính, sinh ở nách lá, mầu vàng lục, không có cuống. bao quả dẹt, hình cầu.
Địa lý: Thường mọc ở sườn núi, hai bên đường. Việt Nam còn phải nhập.
Thu hái: Từ tiết Bạch lộ đến tiết Hàn lộ, sau khi quả chín. bỏ lá cành và tạp chất, phơi khô, cất dùng.
Phần dùng làm thuốc: Hạt quả khô
Bào chế:
. Thanh nhiệt thì dùng sống, Muốn khởi âm đạt dương thì tẩm rượu một ngày đêm, hấp cơm cho chín, phưoi khô để bớt tính hàn (Bản Thảo Thuật Câu).
. Rửa sạch đất cát, tẩm rượu, sấy khô (Hoà Hán Dược Khảo).
Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính lạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Quy kinh: Vào kinh Bàng quang.
Tác dụng: Lợi niệu, thông lâm, trừ thấp nhiệt.

Chủ trị:
+ Trị tiểu không thông, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, các loại chứng lâm, phù thũng cước khí. Dùng ngoài, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa ngoài da.
Liều dùng: Uống 3-15g, dùng ngoài tùy ý.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai tiểu nhiều, không có thấp nhiệt, bệnh hư không thấp nhiệt cấm dùng. Ghét Tang phiêu tiêu.
Bảo quản: Dễ mọt, đậy kín, để nơi cao ráo. Tránh ẩm, dễ mất mùi thơm.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Đau mắt, mắt lèm nhèm, hễ đau mắt hay bụi vào mắt, bẩm chất người có nhiệt, dùng Địa phu tử, lấy nước cốt trắng của nó điểm nhiều lần (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Đỏ mắt do phong nhiệt, dùng Địa phu tử sấy khô 1 thăng, Sinh địa hoàng nửa cân, giã nát  lấy nước cốt trộn thuốc làm bánh rồi phơi nắng tán bột, lần uống 9g lúc đói với rượu (Thánh Huệ Phương).
+ Lỵ ra huyết không cầm, dùng Địa phu tử 150g, Địa du, Hoàng cầm mỗi thứ 30g tán bột lần uống một muỗng nhỏ với nước ấm (Thánh Huệ Phương).
+ Đau nhức đầu như búa bổ, đến nỗi bất tỉnh nhân sự, dùng Địa phụ tử cùng nghiền nát với Sinh khương, uống với rượu nóng cho ra mồ hôi là được (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Đau dưới sườn, dùng Địa phu tử tán bột, uống một muỗng nhỏ với rượu (Thọ Thành Thần Phương).
+ Toàn thân nổi mụn như da cóc, dùng Địa phu tử, Phèn chua (Bạch phàn) các vị bằng nhau sắc rửa nhiều lần (Thọ Thành Thần Phương).
+ Thoát vị (sán khí) nguy cấp, dùng Địa phu tử sao thơm, tán bột, mỗi  lần uống 3g với rượu (Giản Tiện Phương).
+ Do khiêng vác nặng gây  nên thoát vị bẹn hoặc sa tử cung : dùng Địa phu tử 15g, Bạch truật 6g 5, Quế tâm 5 phân tán bột uống với rượu lần 9g, Kiêng hành sống, đào, lý (Bí Hiệu Phương).
+ Phong chẩn lâu năm, đau thắt lưng kinh niên, cứ đến tháng 6-7 là phát đau, chọn Địa phu tử khô tán bột, uống một muỗng nhỏ với rượu, ngày 5-6 lần (Trửu Hậu Phương).
+ Có thai bí tiểu hoặc đái rắt, đau không chịu được, tay chân lạnh, dùng địa phu tử 160g, 4 thăng nước, sắc còn 2 thăng rưỡi, chia làm nhiều lần uống (Tử Mẫu Bí Lục).
+ Trị đái ra máu hoặc nhiệt lâm : Địa phu tử, Trư linh, Tri mẫu, Cù mạch, Đông quy tử  đều 9g, Thông thảo Chỉ thực, Hoàng bá, Cam thảo đều 6g. Sắc uống (Địa Phu Tử Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị đau thắt lưng, tiểu ít, nước tiểu vàng : Địa phu tử  120g, tán bột, mỗi lần uống 6g, với rượu, ngày 2 lần  (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị các chứng ngứa ngoài da : Địa phu tử, Khổ sâm, mỗi thứ 9g, Phòng phong, Thuyền thoái mỗi thứ 6g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị chốc lở ngoài da : Địa phu tử 12g, Sanh cam thảo 6g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+  Trị phong nhiệt ngoài da, ngứa ngáy, ngứa chảy nước ở bìu đái :  Địa phu tử (toàn cây) sắc rửa (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị trùng roi âm đạo, ngứa âm đạo, bạch trọc nhiều : Khổ sâm, Hoa tiêu, Bạch phàn, sắc rửa ngoài (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mề đay, phong ngứa : Địa phụ tử, Bạch phụ tử, Xà sàng tử, Xuyên tiêu, các vị bằng nhau tán bột, trộn với ít mỡ heo bôi vào (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:
+ Vào mùa hè thu hái nhánh non của cây Địa phu gọi là Địa phu miêu, phơi khô cất dùng. Tính vị và tác dụng giống như Địa phu tử. Dùng để trị viêm khớp do phong thấp, đau các khớp tay chân, tiểu ít, lấy Địa phu miêu 12g sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Địa phu tử vị đắng tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp, có công năng thông lâm, lợi tiểu tiện, lại có thể giải độc trừ thấp sang. Trên lâm sàng chủ yếu dùng để trị phong lở do thấp nhiệt, ngứa toàn thân, có thể dùng cho uống trong và rửa bên ngoài (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU VIỄN SƠN
Địa chỉ: Thôn Ngòi Viễn, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 0979 020 619
Email: duoclieuxuanai@gmail.com
[/chitiet]
[hot] Mới [/hot][video]



[/video] [danhgia][/danhgia]